MV Cúc ơi!có phần âm nhạc là ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Hăng Ry,ữngthướcphimxúcđộngvềcôgáiNgãbaĐồngLộccủaNSƯTTốgraduation lời thơ của tác giả Yến Thanh, tưởng nhớ đến chị Hồ Thị Kim Cúc và 9 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc.
Nữ đạo diễn trẻ Lam Hạ đã dàn dựng MV như những thước phim điện ảnh ngắn, tái hiện lại hình ảnh của chị Cúc cùng những nữ liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc, giữa khung cảnh chiến tranh khốc liệt.
Câu chuyện của chị Cúc được kể bằng ngôn ngữ của hình ảnh đã gây xúc động mạnh. Lúc còn nhỏ, bố mất sớm vì nạn đói, mẹ đi lấy chồng, chị Cúc sống cùng với ông bà và bà dì. Khi tuổi mới đôi mươi, chi đi thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Chị cùng những người chị, người em là các nữ thanh niên xung phong ngày đêm san lấp hố bom, bám trụ chiến đấu, đảm bảo thông suốt đường 15A trên trận địa Ngã ba Đồng Lộc.
16 giờ ngày 24.7.1968, một trận bom bất ngờ do máy bay địch dội xuống ngay cửa hầm nơi chị Hồ Thị Kim Cúc và các nữ thanh niên xung phong đang trú ẩn. Chị Cúc cùng 9 chị em trong tiểu đội hy sinh. Khi đi tìm các chị, đồng đội và những người dân đau xót khi chỉ tìm thấy 9 người mà vẫn chưa tìm thấy chị Cúc. Phải 3 ngày sau, mọi người mới tìm được chị bị vùi lấp ở rất sâu…
Ca sĩ Hoa Trần thể hiện hình ảnh chị Cúc trong MV Ảnh NSCC |
Ê- kíp thực hiện MV và NSƯT Tố Nga đã lặn lội khắp ở Hà Tĩnh trong nhiều ngày để tìm bối cảnh. Để tìm được bối cảnh sao cho đúng với thời chiến là vô cùng khó khăn vì khắp nơi đã là đồng ruộng xanh tươi của thời bình. Đến khi cả đoàn tính đến chuyện dựng phim trường thì bất ngờ đi qua đập Ngàn Trươi (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh), mọi người mừng rỡ vì nhận ra đây sẽ bối cảnh chân thực cho MV. Bất ngờ hơn, địa điểm này cũng gần với nơi sinh sống của chị Cúc thuở nhỏ.
Để dựng lại hình ảnh thời chiến tranh với những nữ thanh niên xung phong hăng hái ngày đêm san đường, lấp hố bom giữ thông tuyến đường chiến đấu, đoàn phim đã phải huy động đến 200 diễn viên quần chúng là các chiến sĩ bộ đội và các học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Tĩnh.
Ngoài việc cử chiến sĩ trẻ tham gia quay MV, Tỉnh đội Hà Tĩnh đã huy động cả xe quân đội và cử cố vấn đặc biệt hỗ trợ đoàn phim quay cảnh chiến tranh. Toàn bộ cảnh bom mìn trong MV đều có sự cố vấn bên quân đội để có những cảnh chân thực nhất.
Có những cảnh quay khiến ca sĩ, diễn viên và ê - kíp không khỏi xúc động. “Khi trong vai một người chị lúc đã tìm được 9 người em gái, còn 1 người em vẫn chưa tìm được. Tôi hát bên 10 chiếc áo quan, 1 chiếc bị đặt lệch. Lúc đó, nước mắt cứ thế rơi. Sau khi đóng máy cảnh đó, tôi vẫn mãi bị ám ảnh, đến giờ vẫn chưa nguôi”, NSƯT Tố Nga tâm sự.NSƯT Tố Nga cho biết, MV là dự án lớn nhất trong suốt 25 năm ca hát của chị Ảnh NSCC |
Thể hiện hình ảnh chị Cúc trong MV là ca sĩ Hoa Trần. Chị kể, có lúc nước mắt chỉ chực rơi, nhưng lại phải kìm nén lại, để không làm hỏng cảnh quay, ảnh hưởng đến cả đoàn. Nữ ca sĩ nói, chị và các diễn viên cùng ê - kíp không ngại cái nắng như đổ lửa có khi lên đến hơn 40 độ C ở Hà Tĩnh, cũng không ngại những cảnh quay bị hàng xô đất đá hất vào mặt, vào người, hay bị cháy xém một bên tay và vạt lưng trong cảnh bom nổ...
“Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong toát lên chính là khí chất của các chị. Tôi không phải diễn viên chuyên nghiệp nhưng luôn dành tình cảm, lòng biết ơn với các nữ thanh niên xung phong. Đó là lý do giúp tôi nhập vào vai diễn trong MV”, ca sĩ Hoa Trần chia sẻ.
NSƯT Tố Nga cho biết, đây là dự án âm nhạc lớn nhất sau 25 bước vào con đường nghệ thuật của chị. Nghệ sĩ chia sẻ, chị đã ấp ủ thực hiện một sản phẩm âm nhạc về các nữ thanh niên xung phong anh hùng Ngã ba Đồng Lộc, những người con ưu tú của quê hương mình từ năm 2006.
Tuy nhiên, đến tận thời điểm này, chị mới có cơ hội để thực hiện. MV ra mắt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc, tưởng niệm 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong (24.7.1968 - 24.7.2018) và 71 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27.7.1947).